VISITORS

A TEACHER is MANY THINGS translated into THẦY LÀ TẤT CẢ by TRƯƠNG thị Ngọc-Thanh



THẦY LÀ TẤT CẢ 
Xuất bản tháng 11 năm 1997
Tái bản lần 1 năm 2012
Tái bản lần 2 năm 2013

NHÀ XUẤT BẢN TRẺ

Dịch giả: TRƯƠNG thị Ngọc-Thanh
từ tác phẩm: “A teacher is many things” 
của Earl V. PULLIAS và James D. YOUNG

VÀI CẢM NGHĨ SAU KHI ĐỌC “THẦY LÀ TẤT CẢ”

Thật bất ngờ, cuốn sách không hề quá khô khan như cảm nghĩ ban đầu của tôi khi nhận nó từ người dịch, đúng như lời giới thiệu đầu tiên của hai tác giả (Earl V. Pullias và James D. Young): “Một số vấn đề nêu lên trong quyển sách này có thể gây thích thú cho độc giả”.

“Không thầy đố mày làm nên” là một câu châm ngôn lâu đời của Việt Nam, nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. Tuy nhiên, để được là thầy và xứng đáng với danh từ cao quý đó, lại không phải là điều dễ dàng. Thực tế khắc nghiệt là cuộc sống và vô vàn điều bất hợp lý đã tạo nên những nhà giáo bất đắc dĩ, những nhà giáo thực dụng bán chác chữ nghĩa..., nhưng vẫn không ngăn được những nhà giáo mẫu mực, chấp nhận khó khăn để sống chết với nghề, toàn tâm toàn ý cho việc trồng người, xây dựng thế hệ mai sau mà không hề đòi hỏi một sự đáp ứng tương xứng. Hình như đó là một đặc điểm, một bản sắc, một thiên chức vô hình của nghề giáo, cho đi mà không cần nhận lại.

Thầy giáo, trước hết, đó là tấm gương, tôi vẫn thường hiểu như vậy, và một lần nữa tôi đã tìm thấy điều này trong THẦY TÀ TẤT CẢ. Thật đáng kinh ngạc, bằng sự phân tích có hệ thống của mình, hai tác giả Pullias và Young còn cho thấy đây chỉ là một trong mười bốn khía cạnh của nghề giáo. Thầy không chỉ là người dạy học, là tấm gương, mà còn là cố vấn, làngười hướng đạo, người canh tân, người sáng tạotạo hứng khởi, người kể chuyện, đồng thời là một diễn viên... Một sự phân tích khoa học, rất Mỹ, nhưng thuyết phục. Và tuy chỉ có tính tham khảo (vì hệ thống hai nền giáo dục có khác nhau), tôi tin THẦY LÀ TẤT CẢ vẫn rất có ích lợi cho các nhà giáo Việt Nam và những ai hằng quan tâm đến nghề giáo, đến sự nghiệp giáo dục.

Đọc THẦY LÀ TẤT CẢ còn để thấy rõ hơn sự vĩ đại của nghề giáo, một nghề không có nó thì không thể có sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, lại cũng như chính các tác giả đã kết luận trong phần cuối sách: “Ý chính mà cuốn sách này muốn đề cập không phải mỗi thầy giáo phải là một bậc thầy vĩ đại hay một nhân vật vĩ đại. Điều quan trọng nhất mà sách này muốn nhấn mạnh là thầy giáo phải phát triển hướng tới mức xuất sắc trong mọi mặt liên quan đến việc giảng dạy”. Với ý kết đó, thì dù ở trong hệ thống giáo dục nào, người thầy vẫn cần thiết coi đây là kim chỉ nam của mình.

Mở rộng hơn, tôi nghĩ, mỗi người, trong mỗi công việc của mình, nếu đều vươn tới sự xuất sắc trong nghề nghiệp, thì xã hội sẽ tốt đẹp biết chừng nào! Đó có lẽ cũng là điều đích thực, mà các tác giả, và cả dịch giả nữa, muốn nói tới, qua tác phẩm của mình.

NGUYỄN ĐÔNG THỨC


No comments:

Post a Comment