VISITORS

SUMMARY on MY ENGLISH TEACHING METHODOLOGY_SƠ LƯỢC về PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ANH NGỮ của TÔI

 SUMMARY
ON
MY ENGLISH TEACHING METHODOLOGY

There has never been such a time in history that English teaching is backed up by so many means as this current time of information technology. Students get easy and free access to huge Internet storage of websites of English lessons and exercises as well as devices (computers, cell phones, DVDs, iPods…to name just a few) to create autodidactic plans to perfect their four skills in learning English: listening, speaking, reading and writing.

Thus, I think that English teachers’ role nowadays is quite different from that in the past. A good teacher will act as a guide who makes himself progressively unnecessary after helping students with know-how tips in effectively learning to master English in all aspects.

Specifically, my know-how tips are as follows:
1/ Listening skill: guiding students to listen to English songs with lyrics; to watch good movies in which actors and actresses speak standard English with English subtitles; to listen to BBC/VOA broadcast programs …
2/ Speaking skill: showing them how to pronounce English words and sentences correctly via drawings of speech organs, how to make (Internet) friends who are English native speakers to often chat orally with them via skype.com or google talk or yahoo messenger…; encouraging them to express themselves in English…
3/ Reading skill: introducing to students good E-books in English both non-fiction and fiction works, esp. humorous stories and inspiring them to read…
4/ Writing skill: guiding students to write diary or memorabilia or anything they like…

And, in order for students to achieve the most out of those above tips, I must get them involved in practicing those four skills, not just telling them or teaching them theoretically.

Then, fully understand that teachers’ job is not in identifying winners: it is in making winners out of ordinary people and good teaching is one-fourth preparation and three-fourths theater, I plan that the core of my teaching methodology is inspiring students with a desire to practice those above skills rather than dogmatizing them.

Therefore, in short, a good teacher is one who can make the process of learning English something to enjoy as entertainment rather than a heavy program to complete. Teaching is indeed an Art, in which the artist / teacher must be a master of simplification and an opposer of simplism. That will be my motto in usage of given official English textbooks.

Besides, I could not agree more with Malcolm S. Forbes and William Butler Yeats to their sayings: “Education’s purpose is to replace an empty mind with an open one” and “Education is not the filling of a pail, but the lighting of a fire.” And, last but not least, I am absolutely all for Karl Menninger’s opinion: “What a teacher is, is more important than what he teaches” . 


SƠ LƯỢC về
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY ANH NGỮ của tôi

Trong lịch sử, chưa từng có lúc nào việc giảng dạy Anh ngữ được dồi dào phương tiện yểm trợ như thời đại công nghệ thông tin hiện nay. Học viên dễ dàng tiếp cận với kho lưu trữ khổng lồ các websites về bài học và bài tập Anh ngữ cũng như các thiết bị ( máy vi tính, điện thoại di động, DVDs, iPods…) để đặt ra các kế hoạch tự học nhằm hoàn thiện 4 kỹ năng Anh ngữ: nghe, nói, đọc, viết.

Vì vậy, theo tôi vai trò của các thầy giáo dạy Anh ngữ ngày nay hoàn toàn khác biệt với vai trò của họ trong quá khứ. Một thầy giáo giỏi sẽ hành động như người hướng dẫn và dần dần rút lui sau khi giúp học sinh nắm vững các bí quyết học Anh ngữ hiệu quả về mọi mặt.

Cụ thể, các bí quyết của tôi như sau:

1/ Kỹ năng nghe: hướng dẫn học viên nghe các bài hát tiếng Anh kèm lời ca; xem các phim hay trong đó các diễn viên nói tiếng Anh chuẩn với phụ đề Anh ngữ; nghe các chương trình phát thanh đài BBC/VOA...

2/ Kỹ năng nói: hướng dẫn học viên phát âm chinh xác các từ và câu Anh ngữ qua hình minh họa bộ phận phát âm, cách kết bạn với những người bản ngữ qua Internet để nói chuyện qua skype.com/google talk/yahoo messenger…; khuyến khích học viên nói tiếng Anh…

3/ Kỹ năng đọc: giới thiệu đến học viên cả hai loại sách đọc Anh ngữ trên mạng: tiểu thuyết hư cấu và văn viết về sự kiện thật, nhất là các truyện cười, gây cảm hứng thích đọc nơi họ…

4/ Kỹ năng viết: hướng dẫn học viên viết nhật ký, các sự việc đáng ghi nhớ hay bất cứ gì họ thích

Để học viên thực hiện các hướng dẫn trên hiệu quả nhất, tôi mời họ tham gia vào việc thực hành chứ không chỉ nói hay chỉ dẫn suông qua lý thuyết.

Hiểu rõ rằng công việc của thầy cô giáo không phải là tìm ra những người thắng cuộc mà là tạo ra những người thắng cuộc từ những người bình thường cũng như việc giảng dạy hay gồm một phần tư chuẩn bị và ba phần tư thực hiện, tôi đề ra kế hoạch : cốt lõi của phương pháp dạy học của tôi là gây cảm hứng nơi học viên để họ thực hành các kỹ năng trên thay vì áp đặt giáo điều.

Vì vậy, tóm lại, thầy giáo giỏi là người có thể làm cho việc học Anh ngữ trở thành một thú vui hơn là một chương trình nặng nề cần hoàn tất. Dạy học thật sự là một Nghệ thuật, trong đó người nghệ sĩ phải là một bậc thầy về sự giản dị hóa và là một người chống lại sự qua loa, sơ sài. Đó là phương châm của tôi trong việc dùng các sách giáo khoa Anh ngữ chính thống.


Và, tôi không thể đồng ý hơn với Malcolm S. Forbes và William Butler Yeats rằng: “ Mục đích của giáo dục là thay một đầu óc trống rỗng bằng một tâm trí cởi mở.” và “Giáo dục không phải là nhồi nhét kiến thức mà là khơi dậy nhiệt tâm.” ( Giáo dục không phải là làm đầy một thùng chứa mà là thắp lên một ngọn lửa.). Cuối cùng, nhưng không phải ít nhất, tôi hoàn toàn ủng hộ ý kiến của Karl Menninger : “ Bản thân người thầy giáo quan trọng hơn những gì họ dạy.”


TRƯƠNG thị Ngọc-Thanh

No comments:

Post a Comment